ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

KHOA ĐỊA LÍ

BÀI TẬP LỚN

KHAI THÁC TIỀM NĂNG ĐẤT CÁT VEN BIỂN TỈNH QUẢNG TRỊ



  

      Giáo viên hướng dẫn:                                     Sinh viên thực hiện:

        TS.LÊ NĂM                                                   Nguyễn Ngọc Yên

                                                                                        Địa 2B

                                         MỤC LỤC

          I.PHẦN MỞ ĐẦU:

1.     Lí do chọn đề tài.

2.1.  Mục đích nghiên cứu.

2.2.  Nhiệm vụ nghiên cứu.

3.     Phương pháp nghiên cứu.

3.1.  Nhóm phương pháp nghiên cứu lí thuyết.

3.2.  Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn.

4.     Lịch sử nghiên cứu.

II.PHẦN NỘI DUNG:

Chương 1.Những vấn đề lí luận chung về đất.

1.1.     Quan niệm về đất.

1.1.1.  Khái niệm.

1.1.2.  Vai trò  của đất.

1.2.     Các nhân tố hình thành và tính chất vật lí,hóa học của đất.

1.2.1.  Các nhân tố tạo thành đất.

1.2.2.  Tính chất vật lí của đất.

1.2.3.  Tính chất hóa học của đất.

1.3.     Độ phì của đất.

1.4.Các quy luật và sự phân bố của đất.

    Chương 2.Các điều kiện tự nhiên và tiềm năng đất cát ven biển ở tỉnh Quảng Trị.

2.1.     Điều kiện tự nhiên tỉnh Quảng Trị.

2.1.1.  Vị trí địa lí.

2.1.2.  Địa chất – địa hình.

2.1.3.  Khí hậu,thủy văn.

2.1.4.  Sinh vật.

2.2.     Đặc điểm và sự phân bố các loại đất ở Quảng Trị.

2.2.1.  Khái quát chung.

2.2.2.  Đất đỏ vàng trên đá sét.

2.2.3.  Đất vàng nhạt trên đá cát.

2.2.4.  Đất phát triển trên đá bazan,đất phù sa,đất phù sa cổ.

2.2.5.   Đất đỏ bazan.

2.2.6.   Đất nhiễm mặn.

2.2.7.   Đất cồn cát,bãi cát.

2.2.8.   Một số loại đất khác.

2.3.      Các tiềm năng của đất cát ven biển tỉnh Quảng Trị.

2.3.1.   Tiềm năng phát triển nông – lâm – ngư nghiệp.

2.3.2.   Tiềm năng phát triển công nghiệp.

2.3.3.   Tiềm năng phát triển dich vụ,du lich sinh thái.

Chương 3.Hiện trạng và giải pháp khai thác tiềm năng đất cát ven biển tỉnh ở Quảng Trị.

 3.1.    Hiện trạng sử dụng đất cát ven biển tỉnh Quảng Trị.

3.1.1.  Khái quát chung về quá trình cải tạo,sử dụng.

3.1.2.  Hiện trạng sử dụng đất cát ven biển phục vụ phát triển nông  nghiệp.

3.1.3.  Hiện trạng sử dụng đất cát ven biển phục vụ phát triển công  nghiệp.

3.1.4.  Hiện trạng sử dụng đất cát ven biển phát triển dịch vụ,du lịch sinh thái.

3.1.5.  Những tồn tại cần khắc phục.

3.2.     Những giải pháp khai thác hiệu quả đất cát ven biển ở tỉnh Quảng Trị.

3.2.1.  Giải pháp về chính sách nhà nước.

3.2.2.  Giải pháp về khoa học kĩ thuật.

3.2.3.  Giải pháp về cơ sở hạ tầng.

3.2.4.  Giải pháp về môi trường sinh thái.

3.2.5.  Giải pháp về giáo dục đào tạo.

        3.2.6.   Những đề xuất chung sử dụng hợp lý đất cát biển.

 

 

III.PHẦN KẾT LUẬN.

1.   Những vấn đề mà đề tài làm được.

2.   Hạn chế,thiếu sót của đề tài.

3.   Hướng phát triển của đề tài.

4.   Một số kiến nghị.

     *Danh mục tài liệu tham khảo.

I.PHẦN MỞ ĐẦU

  1.    Lí do chọn đề tài:

       Dân số tăng nhanh,nhu cầu của con người ngày càng cao đòi hỏi phải khai thác có hiệu quả nguồn tài nguyên,trong đó tài nguyên đất.Ở nước ta,Đảng và nhà nước ta đã có nhiều chủ trương, chính sách để đầu tư khai thác nâng cao khả năng sử dụng các loại đất, tuy nhiên bên cạnh các loại đất có độ phì cao có nhiều chủng đất nghèo dinh dưỡng, khô cằn gây khó khăn trong vấn đề cải tạo và sử dụng,trong đó có dải đất cát ven biển.Ở tỉnh Quảng Trị, diện tích đất cát tương đối lớn và chủ yếu phân bố dọc ven biển, đây là loại đất nghèo dinh dưỡng,độ gắn kết thấp,không thích hợp với nhiều loại cây trồng, khi có gió hoạt động mạnh, đặc biệt là gió Lào và mùa hạ gây thiếu nước và tăng khả năng di động của các cồn cát,lấn chiếm đồng bằng phù sa.

      Đất cát ven biển có tiềm năng lớn sẽ đem lại hiệu quả nếu sử dụng hợp lí, tuy nhiên ở tỉnh Quảng Trị vấn đề này vẩn chưa được quan tâm đúng mức gây  lãng phí tài nguyên đất.

     Từ thực tế đó với mong muốn nghiên cứu kĩ về đất cát ven biển để có cơ sở đúng đắn trong việc sử dụng cải tạo có khoa học loại đất này,phục vụ phát triển xã hội ở tỉnh Quảng Trị.

    2.     Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu:

    2.1.    Mục đích nghiên cứu:

    - Tìm hiểu về đặc điểm,tính chất của đất cát ven biển ở tỉnh Quảng Trị.

    - Đánh giá được tiềm năng đất cát ven biển tỉnh Quảng Trị.

    - Đề ra được các giải pháp sử dụng đất cát ven biển tỉnh Quảng Trị.

    2.2.    Nhiệm vụ nghiên cứu:                                                

    - Nghiên cứu cơ sở lí luận chung về đất,đất cát ven biển.

    - Nghiên cứu tiềm năng đất cát ven biển tỉnh Quảng Trị.

    - Nghiên cứu hiện trạng khai thác đất cát ven biển ở tỉnh Quảng Trị.

    - Nghiên cứu để đề ra các giải pháp khai thác tiềm năng đất cát ven biển tỉnh Quảng Trị.

    3.    Phương pháp nghiên cứu:

    3.1  Nhóm phương pháp nghiên cứu lí thuyết.

     - Phương pháp sưu tầm tài liệu:Chọn phương pháp này theo hướng sưu tầm các tài liệu liên quan đến đất cát ven biển:Phân bố,đặc tính lí  – hóa,sự hình thành,khả năng sử dụng.

    - Phương pháp phân tích ,tổng hợp:Sử dụng phương pháp này theo hướng phân tích các tài liệu thu thập được thành các nhóm,loại và tổng hợp chúng theo các hệ thống,tạo điều kiện dễ dàng cho quá trình nghiên cứu.

    - Phương pháp bản đồ:Khai thác các thông tin mà bản đồ thể hiện:Sự phân bố,khả năng mở rộng hay thu hẹp.

   - Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn:Phương pháp chuyên gia: Chọn phương pháp này theo hướng tham khảo ý kiến của các chuên gia về các chuyên nghành lien quan đến đất.

    4.  Lịch sử nghiên cứu:

       Nghiên cứu về đất ở Việt Nam nói chung và đất ở Quảng Trị nói riêng từ trước tới nay đã có nhiều công trình,bài viết của các tác giả nghiên cứu ở các phương diện khác nhau.Tuy nhiên,nghiên cứu về đất cát ven biển con quá ít so với thực tiễn đề ra.Chẳng hạn:đề tài”Nghiên cứu xât dựng mô hình nông nghiệp sinh thái trên vùng đất cát tỉnh Quảng Bình”,GS.TS Nguyễn Hữu Tề,trung tâm ứng dụng tiến bộ KHCN ,đề tài:”Cải tạo đất cát pha bạc màu”của sở KHCN Vĩnh Long..v..v.

     Với tinh thần chung đó,đề tài:”vấn đề khai thác tiềm năng đất cát ven biển ở tỉnh Quảng Trị”muốn nghiên cứu đất đai Quảng Trị ở một phương diện cụ thể hơn,đó là tiềm năng của mảnh đất cằn cổi đối với những ai không biết vươn lên.

      5.    Phạm vi nghiên cứu.

     - Phạm vi nội dung của đề tài:Những kiến thức liên quan đến đất,đất cát ven biển,tiềm năng mà loại đất này mang lại trong quy mô tỉnh Quảng Trị.

II.    PHẦN NỘI DUNG

Chương 1:  Những vấn đề lí luận chung về đất.

 

    1.1   :     Quan niệm về đất:

    1.1.1:     Khái niệm:

         Đất là một vật thể tự nhiên độc lập,được hình thành do tác động tổng hợp của đá mẹ,khí hậu,các cơ thể động thực vật,địa hình và thời gian.Được đặc trưng bởi độ phì.

      Đất trong thuật ngữ chung là các vật chất nằm trên bề mặt Trái Đất, có khả năng hỗ trợ sự sinh trưởng của thực vật và phục vụ như là môi trường sinh sống của các dạng sự sống động vật từ các vi sinh vật tới các loài động vật nhỏ.

     Theo V.V.Dokuchaev, nhà khoa học người Nga tiên phong trong lĩnh vực khoa học đất cho rằng: Đất như là một thực thể tự nhiên có nguồn gốc và lịch sử phát triển riêng, là thực thể với những quá trình phức tạp và đa dạng diễn ra trong nó. Đất được coi là khác biệt với đá. Đá trở thành đất dưới ảnh hưởng của một loạt các yếu tố tạo thành đất như khí hậu, cây cỏ, khu vực, địa hình và tuổi. Theo ông, đất có thể được gọi là các tầng trên nhất của đá không phụ thuộc vào dạng; chúng bị thay đổi một cách tự nhiên bởi các tác động phổ biến của nước, không khí và một loạt các dạng hình của các sinh vật sống hay chết.

      1.1.2:  Vai trò của đất:

      Đất đai là cơ sở đầu tiên, quan trọng nhất để tiến hành trồng trọt, chăn nuôi. Quỹ đất, tính chất đất và độ phì của đất có ảnh hưởng đến quy mô, cơ cấu, năng suất và sự phân bố cây trồng, vật nuôi. Đất nào, cây ấy. Kinh nghiệm dân gian đã chỉ rõ vai trò của đất đối với sự phát triển và phân bố nông nghiệp.

    Đất có vai trò quan trọng trong nhiều quá trình tự nhiên như:

    + Môi trường cho cây trồng sinh trưởng và phát triển, đảm bảo an ninh sinh thái và an ninh lương thực;

    + Nơi chứa đựng và phân huỷ chất thải;

    + Nơi cư trú của động vật đất;

    + Lọc và cung cấp nước,...

    + Địa bàn cho các công trình xây dựng.

        Đất là tài nguyên vô giá, giá mang và nuôi dưỡng toàn bộ các hệ sinh thái trên đất, trong đó có hệ sinh thái nông nghiệp hiện đang nuôi sống toàn nhân loại.

    Tập quán khai thác tài nguyên đất phân hoá theo cộng đồng, phụ thuộc vào điều kiện địa lý, khí hậu, đặc trưng tập đoàn cây trồng, đặc thù văn hoá, trình độ khoa học công nghệ, mục tiêu kinh tế.

     1.2:Các nhân tố tạo thành và tính chất vật lí,hóa học của đất.

     1.2.1:Các nhân tố tạo thành đất.

                          

Phẫu diện đất hình thành tại chỗ

   Trong học thuyết về các nhân tố hình thành đất,V.V.Đôcusaev đã xác định năm nhân tố là đá mẹ,khí hậu,sinh vật,địa hình và thời gian.Sau này,các công trình nghiên cứu đã bổ sung 2 nhân tố là nước dưới đất và hoạt động kinh tế của con người.

     + Đá mẹ.
        Mọi loại đất đều được thành tạo từ những sản phẩm phá huỷ của đá gốc (nham thạch). Những sản phẩm phá huỷ đó được gọi là đá mẹ.
        Đá mẹ là nguồn cung cấp vật chất vô cơ cho đất, do đó quyết định thành phần khoáng vật, thành phần cơ giới và ảnh hưởng trực tiếp tới các tính chất lí, hoá của đất.

   + Khí hậu.
       Các yếu tố khí hậu ảnh hưởng trực tiếp đến sự hình thành đất là nhiệt và ẩm. Tác động của nhiệt và ẩm làm cho đá bị phá huỷ thành những sản phẩm phong hoá. Những sản phẩm này sẽ tiếp tục bị phong hoá thành đất. Nhiệt và ẩm còn ảnh hưởng tới sự hoà tan, rửa trôi hoặc tích tụ vật chất trong các tầng đất, đồng thời tạo môi trường để vi sinh vật phân giải và tổng hợp chất hữu cơ cho đất.

   +Sinh vật.
       Sinh vật có vai trò chủ đạo trong việc hình thành đất: thực vật cung cấp xác vật chất hữu cơ (cành khô, lá rụng…) cho đất, rễ thực vật bám vào các khe nứt của đá làm phá huỷ đá. Vi sinh vật phân giải xác vật chất hữu cơ và tổng hợp thành mùn – vật chất hữu cơ chủ yếu của đất. Động vật sống trong đất như giun, kiến, mối… cũng góp phần làm thay đổi một số tính chất vật lí, hoá học của đất.

   +Địa hình.
        Ở vùng núi cao, do nhiệt độ thấp nên quá trình phong hoá xảy ra chậm, quá trình hình thành đất yếu. Địa hình dốc làm cho quá trình xâm thực, xói mòn mạnh, đặc biệt khi lớp phủ thực vật bị phá huỷ, nền tầng đất thường mỏng và bị bạc màu. Ở nơi bằng phẳng, quá trình bồi tụ chiếm ưu thế, tầng đất dày và giàu chất dinh dưỡng hơn. Các hướng sườn khác nhau sẽ nhận được lượng nhiệt, ẩm khác nhau, vì thế sự phát triển của lớp phủ thực vật cũng khác nhau, ảnh hưởng gián tiếp tới sự hình thành đất.
   +Thời gian.
     Toàn bộ các hiện tượng xảy ra trong quá trình hình thành đất như quá trình phong hoá đá, quá trình di chuyển vật chất trong đất, quá trình hình thành vật chất hữu cơ… đều cần có thời gian.
       Thời gian từ khi bắt đầu hình thành một loại đất đến nay gọi là tuổi của đất. Đất có tuổi già nhất là đất ở miền nhiệt đới và cận nhiệt đới, vì quá trình hình thành chúng không bị gián đoạn. Các loại đất trẻ nhất là đất ở miền cực và đất ở miền ôn đới, chúng mới được hình thành sau thời kỳ băng hà Đệ Tứ, cách đây chưa đến 1,5 triệu năm.

    + Con người: Tác động mạnh mẽ đến đất, làm cho đất tốt lên hay xấu đi.



  Xói mòn đất do hoạt động sản xuất nông nghiệp

    1.2.2.Tính chất vật lí của đất.

  + Độ ẩm:Là lượng nước chứa trong đất tính theo tỉ lệ % so với trọng lượng đất khô tuyệt đối,sấy ở 105°C(độ ẩm tuyệt đối),hoặc so với trọng lượng đất còn ẩm,hong khô trong không khí(độ ẩm tương đối).

  + Tỉ trọng đất:Tỉ trọng đất là tỉ số giữa trọng lượng phần vật chất rắn của đất(trong đó các hạt đất sít vào nhau,không có các khe hở và lổ hỏng chứa không khí)so với trọng lượng nước cùng thể tích.Đơn vị tính:g/cm3. Tỉ trọng đất phụ thuộc vào thành phần cơ giới,khoáng vật và vật chất hữu cơ.

  + Dung trọng đất:Là tỉ số giữa trọng lượng đất ở trạng thái tự nhiên,khô kiệt so với trọng lượng nước cùng thể tích ở 4*C. Đơn vị tính:g/cm3.

   + Độ xốp:Là tỉ lệ phần trăm tổng các khe hở trong đất so với thể tích chung của đất.

    Ngoài ra đất còn có các tính chất vật lí cơ học:Tính dẻo,tính dính,tính liên kết,tính trương co.

1.2.3.         Tính chất hóa học của đất.

 Tính chất hoá học (nông hoá), hàm lượng và thành phần các hợp chất hoá học trong đất, độ chua, độ kiềm, độ trung tính của đất, khả năng hấp phụ (CEC) của đất, độ no kiềm, độ mặn, độ phèn của đất, vv. Tính chất nước của đất gồm tính thấm, tính hút ẩm, tính leo của nước, các loại độ ẩm đất, vv.Tính chất sinh học của đất: quần thể sinh vật đất, vi sinh vật đất, hàm lượng các hợp chất men, vitamin, kháng sinh của đất.         Thành phần hóa học của đất bao gồm các nguyên tố đa lượng,vi lượng và các nguyên tố phóng xạ.

   1.3.Độ phì của đất.

  

       Độ phì nhiêu của đất cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng

  "Độ phì nhiêu của đất hay còn gọi là khả năng sản xuất của đất là tổng hợp các điều kiện, các yếu tố để đảm bảo cho cây trồng sinh trưởng và phát triển tốt".

Những điều kiện đó là:

  • Đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết ở dạng dễ tiêu đối với cây trồng.
  • Độ ẩm thích hợp.
  • Nhiệt độ thích hợp.
  • Chế độ không khí thích hợp cho hô hấp của thực vật và hoạt động của vi sinh vật.
  • Không có độc chất.
  • Không có cỏ dại, đất tơi xốp đảm bảo cho hệ rễ phát triển.
Do đó, muốn tăng độ phì nhiêu của đất và thu được năng suất cao, ổn định, cần phải tác động đồng thời các yếu tố đối với đời sống cây trồng. Có thể dùng các biện pháp như thuỷ lợi, kỹ thuật làm đất, phân bón, chế độ canh tác,... để cải tạo đất.

    1.4.Các quy luật và sự phân bố của đất.

    1.4.1.Các quy luật phân bố của đất.

   + Sự phân bố đất theo vĩ tuyến:

   Vào những năm 1890-1900,sau những công trình nghiên cứu của mình,V.V.Đoocutraev đã nhận thấy đất trên địa cầu được sắp xếp theo đới,ít nhiều song song theo chiều vĩ tuyến.Các đới phản ánh sự khác nhau về các điều kiện nhiệt và ẩm.

  + Sự phân bố đất theo đai cao:

   

     Nguyên nhân: Do khí hậu thay đổi. Các vành đai khí hậu khác nhau tạo nên các vành đai thực vật tương ứng. Do đó đã tác động tạo nên các vành đai đất theo chiều cao.

    Sự thay đổi vành đai đất theo chiều cao cũng tương tự sự thay đổi của các đới đất theo chiều ngang.Tuy nhiên,do ảnh hưởng của vị trí đón gió hay khuất gió,hướng sườn nhận được nhiều nhiệt hay ít nhiệt mà các vành đai đất theo chiều cao không hoàn toàn giống nhau về trật tự sắp xếp,về khoảng rộng của vành đai đất,về độ cao xuất hiện về kết thuc của vành đai đất,..v..v.

     +Sự phân bố đất theo địa phương:

  Do khác nhau về điều kiện khí hậu(phụ thuộc cự li xa hay gần biển),địa hình,địa chất,thủy văn địa phương mà trên thực tế cùng một đới tự nhiên xuất hiện những đám đất nhỏ nằm xen kẽ trong những vùng đất lớn.Ví dụ,đất đầm lầy,đất muối,….Sự xen kẻ này đã tạo nên những phức khu đất.

   1.4.2.Sự phân bố của đất trên thế giới.

     

Sự phân bố đất trên thế giới.

 

  + Các đất thuộc đới Bắc Cực và đài nguyên:Đất đài nguyên,đất pôtsdôn …

  + Các đất thuộc đới rừng taiga: đất pôtsdôn, đất pôtsdôn mọc cỏ thứ cấp, đất pôtsdôn mọc cỏ thứ cấp-gowflay.

  + Các đất thuộc đới rừng cây lá rộng ôn đới:Đất rừng màu xám,đất rừng màu nâu.

  + Các đất thuộc đới thảo nguyên ôn đới:Đất secnodiom,đất hạt dẻ và đất nâu thảo nguyên hoang mạc,đất hoang mạc ôn đới.

  + Các đất thuộc đới cận nhiệt:Đất đỏ và vàng của rừng cận nhiệt đới ẩm,đất nâu rừng khô cây bụi cận nhiệt,đất xám hoang mạc cận nhiệt khô.

   + Các đất thuộc vành đai nhiệt đới:Đất feralit đỏ vàng rừng nhiệt đới ẩm thường xanh,đất savan cỏ cao,đất nhiệt đới khô,đất hoang mạc nhiệt đới.

 

Chương 2 : Các điều kiện tự nhiên và tiềm năng đất cát ven biển ở tỉnh Quảng Trị.

 

     2.1.Điều kiện tự nhiên tỉnh Quảng Trị.

     2.1.1.Vị trí địa lí.

      Tọa độ địa lý trên đất liền Quảng Trị ở vào vị trí:

          +Cực bắc là 17010' vĩ độ bắc, thuộc địa phận thôn Mạch Nước, xã Vĩnh Thái, huyện Vĩnh Linh.

          +Cực nam là 16018' vĩ độ bắc thuộc bản A Ngo, xã A Ngo, huyện Đakrông.ngập úng vào mùa mưa lũ.

         +Cực đông là 1070 23'58 kinh độ đông thuộc thôn Thâm Khê, xã Hải Khê, Hải Lăng.

         +Cực tây là 106028'55 kinh độ đông, thuộc địa phận đồn biên phòng Cù Bai, xã Hướng Lập, Hướng Hóa.

      Phía bắc Quảng Trị giáp huyện Lệ Thủy (Quảng Bình), phía nam giáp hai huyện A Lươí, Phong điền (Thừa Thiên - Huế), phía tây giáp tỉnh Savanakhet (Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào).

   Vị trí đã đưa lại cho Quảng Trị nhiều thuận lợi:Khí hậu gió mùa ẩm,nằm trong vùng kinh tế sôi động,vai trò trung chuyển Bắc-Nam,của ngõ ra biển của Lào và Đông Bắc Thái Lan.Tuy nhiên,chịu ảnh hưởng của gió Lào vào mùa hạ gây thiếu nước,nằm trên đường đi của nhiều cơn bão.

 2.1.2.Địa chất –Địa hình.

-Địa hình:

+ Địa hình núi cao. Phân bố ở phía Tây là dãy Trường Sơn, chiếm diện tích lớn nhất, có độ cao từ 250-2000 m.

+ Địa hình gò đồi, núi thấp. Là phần chuyển tiếp từ địa hình núi cao đến địa hình đồng bằng. Có độ cao từ 50-250m .

     +Địa hình đồng bằng. Là những vùng đất được bồi đắp phù sa từ hệ thống các sông, địa hình tương đối bằng phẳng, có độ cao tuyệt đối từ 25-30 m.

 - Địa chất.

Quảng Trị là một tỉnh của miền Trung, là một trong những khu vực thuộc cấu trúc địa chất Trung Trung Bộ, có những nét đặc thù trong tổng thể bức tranh địa chất chung toàn vùng.

Tổng thể cấu trúc địa chất được mô tả bằng 27 phân vị địa tầng và 9 phức hệ magma có tuổi từ Proterozoi muộn đến Kainozoi.

    2.1.3.Khí hậu,thủy văn.

  - Khí hậu:

+Quảng Trị nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có nền nhiệt độ cao, chế độ ánh sáng và mưa, ẩm dồi dào,... là những thuận lợi cơ bản cho phát triển các loại cây trồng nông, lâm nghiệp.

+ Quảng Trị là vùng có khí hậu khá khắc nghiệt, chịu ảnh hưởng của gió Tây Nam khô nóng thổi mạnh từ tháng 3 đến tháng 9 thường gây nên hạn hán. Từ tháng 10 đến tháng 2 năm sau chịu ảnh hưởng của gió mùa đông Bắc kèm theo mưa nên dễ gây nên lũ lụt.

   + Nhiệt độ. Nhiệt độ trung bình năm từ 240-260C.

   + Độ ẩm: Trung bình năm: 80-85%.  

   + Lượng mưa: Trung bình năm: 2000-3000 mm.

    - Thủy văn:

  Quảng Trị có hệ thống sông ngòi khá dày đặc, mật độ trung bình 0,8-1 km/km2.

    Toàn tỉnh có 12 con sông lớn nhỏ, tạo thành 3 hệ thống sông chính là sông Bến Hải, sông Thạch Hãn và sông Ô Lâu.

 Đặc điểm chung là ngắn và dốc.

ª     Cung cấp nguồn nước dồi dào phục vụ cho sản xuất và đời sống, đồng thời có tiềm năng thủy điện cho phép xây dựng một số nhà máy thuỷ điện với công suất vừa và nhỏ.

      Hồ đầm - phá: Phân bổ rải rác hầu khắp các vùng và tập trung chủ yếu ở các cửa sông như: Cửa Việt, cửa Ô Giang. Ngoài ao hồ tự nhiên ra phải kể đến ao hồ nhân tạo có được nhờ xây dựng thuỷ lợi, thuỷ điện.

 2.1.4.Sinh vật.

-         Rừng ở Quảng Trị đa dạng và phong phú. Tuy nhiên do chiến tranh và tác động của con người nên tài nguyên này đang có xu hướng giảm dần: Rừng tự nhiên là 101467,76ha Rừng trồng 38832,85 ha

-          Động vật rừng cũng khá phong phú và đa dạng. Hiện tại có khoảng 67 loài thú, 193 loài chim và 64 loài lưỡng cư bò sát (thuộc 17 họ, 3 bộ) đang sinh sống.

2.2.Đặc điểm và sự phân bố các loại đất ở Quảng Trị.

     2.2.1.Khái quát chung.

    Năm 1991 tỉnh Quảng Trị đã hoàn thành xây dựng bản đồ đất tỷ lệ 1: 100.000. Đã xác lập được 11 nhóm đất với 32 loại đất khác nhau:

 + Nhóm bãi cát, cồn cát và đất cát biển- Arenosols (Ar)
 + Đất mặn - Salic Fluvisols (Fls)
 + Đất phèn - Thionic Fluvisols (Flt)
 + Nhóm đất phù sa - Fluvisols (Fl)
 + Đất lầy và đất than bùn - Gleysols and Histosols (Gl-hs)
 + Đất xám bạc màu trên phù sa cổ - Acrisols (Ac)
 + Đất đen - Luvisols (Lv)
 + Đất đỏ vàng - Acrisols (Ac)
 + Đất mùn vàng đỏ trên núi - Humic Acrisols (Acu)
 + Đất thung lũng do sản phẩm dốc tụ - Gleysols (Gl)
 + Đất xói mòn trơ sỏi đá - Leptosols (Lp)

       Đất Quảng Trị bao gồm chủ yếu những nhóm và loại (đơn vị) đất ở vùng nhiệt đới và á nhiệt đới có cường độ phong hoá mạnh bao gồm các nhóm : Acrisols, Ferralsols,... Ngoài ra có ít diện tích không liên quan đến địa đới như các nhóm Fluvisols, Luvisols, gleysols, arenosols...
      Dưới tác động tổng hợp của các điều kiện tự nhiên và sản xuất hiện tại, tỉnh Quảng Trị đã hình thành 11 nhóm đất, 32 đơn vị đất và 54 đơn vị đất phụ với đặc điểm phát sinh và sử dụng khá đa dạng, là cơ sở để hoàn thiện hệ thống lâm - nông nghiệp và quy hoạch sử dụng đất của tỉnh.
      Những nhóm đất và loại đất ảnh hưởng với độ dốc khá cao : < 15o chiếm 37,62% (178.552 ha) ; 15-25o chiếm 23,01% (109.215 ha) ; >25o chiếm 33,93% (161.015 ha) đều chịu tác động của quá trình hình thành đất theo bề mặt và bề sâu. Sự di chuyển sét theo chiều sâu khá rõ tạo nên tầng B Ferralit (đất Ferralsols) và tầng B Argic (đất Acrisols) chiếm ưu thế, đặc trưng của đất nhiệt đới ẩm.
        Trong 11 nhóm đất : Nhóm đất đỏ vàng có diện tích lớn nhất 357.191 ha (bằng 75,27% diện tích tự nhiên), nhóm đất phù sa 40.492 ha (8,53%), nhóm đất cát 34.732 ha (7,32%), nhóm đất mặn và đất phèn 1.848 ha (0,39%), nhóm đất xám bạc màu 1.304 ha (0,27%),và nhóm đất mùn vàng đỏ 10.871 ha (2,29%).
      Những nhóm đất tuy có diện tích nhỏ nhưng giữ vai trò quan trọng trong việc phát triển nông nghiệp ở Quảng Trị như nhóm đất phù sa vì chúng nằm ở địa hình thấp bằng, gần nguồn nước, thuận tiện trong việc canh tác.
     Quá trình rửa trôi, thoái hoá đất diễn ra rất sâu sắc ở hầu hết các loại đất trong tỉnh. Đặc biệt là ở những vùng đất dốc nhiều, độ che phủ của thực vật kém nó phản ánh rõ xu thế tăng dần về độ chua, giảm dần về hàm lượng cation kiềm trao đổi. Cần phủ xanh đồi trọc, bảo vệ rừng đầu nguồn, tăng độ che phủ.
      Ở Quảng Trị đất đỏ vàng (feralit) trên các loại đá mẹ khác nhau có cường độ phong hoá rất mạnh, tầng đất dày, cấu trúc đoàn lạp, độ xốp khá, là một trong những loại đất tốt vì vậy ưu tiên phát triển những cây dài ngày có giá trị kinh tế cao như cà phê, cao su, chè, hạt tiêu (đặc biệt là loại đất phát triển trên đá bazan).

     2.2.2.Đất đỏ vàng trên đá sét.

      Chiếm 30% diện tích đất tự nhiên của tỉnh.Tầng đất mỏng(dưới 30cm chiếm 64%,30-50 cm chiếm 14%).Đây là loại đất đã được khai thác từ lâu đời,bị xói mòn mạnh,đất chua và nghèo dinh dưỡng,ở nhiều vùng kết von đá ong nổi ngay sát mặt đất.

     2.2.3.Đất vàng nhạt trên đá cát.

     Chiếm 13% đất tự nhiên của tỉnh,đất có tầng dày dưới 30cm chiếm 47%,tầng dày từ 30-50cm chiếm 29%.Đất đồi phần lớn có tầng mỏng,chia cắt mạnh.

    2.2.4.Đất phát triển trên đá bazan,đất phù sa,đất phù sa cổ.

    Tuy có quy mô không lớn nhưng có ý nghĩa quan trọng trong sản xuất nông nghiệp.

     Đất phát triển trên đá bazan(20.000 ha),đất phù sa(42.350 ha),đất phù sa cổ(10.870 ha).Đa phần các loại đất này có tầng dày trên 70cm,hàm lượng các chất dinh dưỡng tương đối khá,phân bố tương đối tập trung trên các địa hình bằng phẳng,gần các trung tâm dân cư,các trục đường giao thông….thuận lợi cho phát triển sản xuất.Hầu hết diện tích của các loại đất này đã được khai thác,sử dụng.Một số vùng nông sản có ý nghĩa kinh tế của Quảng Trị cũng được hình thành trên vùng đất này,như các vùng sản xuất lúa,cao su,hồ tiêu,cà phê…

      2.2.5.Đất đỏ bazan.

     Các  loại đất hình  thành  trên sản phẩm phong hoá của đá bazan ở tỉnh Quảng Trị có diện tích 15.199,83 ha, chiếm 4,4% tổng diện tích toàn tỉnh. Đất bazan là loại đất có độ phì nhiêu cao ở vùng nhiệt đới và có khả năng thích nghi với việc trồng các loại cây công nghiệp dài ngày, như  cà phê, cao  su, chè, hồ  tiêu... Do ảnh hưởng của các quá  trình tự nhiên và  tác động nhân sinh,  đất  bazan  đang  ngày  càng bị  thoái  hoá  nghiêm  trọng. Kết  quả  nghiên cứu  cho  thấy có 6.475,13  ha  đất  bazan bị  thoái  hoá  nhẹ;  6.931,12  ha  đất  bazan bị  thoái  hoá  trung  bình và 1.793,58 ha  đất bazan bị  thoái hoá nặng. Vì vậy, cần phải đề  ra  các biện pháp  khôi phục đất bazan bị thoái hoá và chống thoái hoá đất ở Quảng Trị.

      Bao gồm đất nâu đỏ và đất nâu vàng,phân bố chủ yếu ở Cồn Tiên – Dốc Miếu,Tân Lâm,Vĩnh Linh với 6.850 ha.Đất ở đây có vỏ phong hóa dày 10-20m,đất chua,độ PH biến động từ 4,7 đến 5,0;chất hữu cơ tầng mặt:0.95-2.38%,đạm tổng số:0.09-0.14%,đặc biệt lân tổng số rất giàu:0.17-0.34%,kali nghèo,dung tích hấp thụ:9-13dl/100g đất.Đất này rất thích hợp cho trồng hồ tiêu,cà fe,cao su..

     2.2.6.Đất nhiễm mặn.

    Phân bố ở Cửa Tùng,Cửa Việt theo địa hình thấp,bậc thềm phù sa ven song hoặc nơi có mực nước ngầm nông,tạo thành các vùng nhiễm mặn(2.860 ha) và phèn mặn(1.400 ha).Đất có thành phần cơ giới là thịt trung bình.Hàm lượng calo vào mùa khô:0.05-0.3%,độ phì vào loại trung bình.Vỏ phong hóa phèn mặn,hàm lượng SO4:0.07-0.15,độ PH:4.7 – 5.0.Hướng sử dụng là trồng lúa,nhưng cần có biện pháp thau chua rửa mặn,tăng cường bón phân.

      2.2.7.Đất cồn cát,bãi cát.



  Nhóm đất cát biển ở tỉnh Quảng Trị có tuổi rất trẻ đó là tuổi Đệ Tứ gắn liền với hoạt động kiến  được hình thành do sự bồi lắng, chủ yếu từ sản phẩm granit của dải Trường Sơn với  sự  hoạt  động  đặc  thù  của  hệ  thống  ven  biển.

    Phân bố dọc ven biển từ Vĩnh Linh đến Hải Lăng,với diện tích 28.630 ha.Các đụn cát có dạng lượn song,nghiêng ra bờ biển.Đất này có thành phần cơ giới 97% là cát,nghèo hữu cơ,đạm,lân,kali    

 Đặc điểm vật lý, hóa học của đất cát biển.

  Đất cát biển thường có những đặc điểm, tính chất chủ yếu như mất nhiệt nhiều hơn các nhóm đất khác, cường độ bốc hơi mạnh nhất là vào những tháng khô, có gió Tây Nam hoạt  động mạnh. Lượng  nước  ngầm  phong  phú  và ở  gần  bề mặt  cao  từ  50-180  cm  dao

động phụ thuộc vào lượng mưa, càng xa biển thì mực nước ngầm càng sâu hơn 

   Thành phần cơ giới : nhẹ từ trên mặt xuống tầng giới phẩu diện, về cơ bản là cát

trong đó cát mịn là thành phần chiếm ưu thế nhất (71-94%).  limon và sét chiếm dưới 30 % phân lớp rõ có nơi còn lẫn vỏ sò, hến…

  Đối với đất  cồn cát  thường  thô và nghèo dinh dưỡng hơn  so với  các  loại đất  cát khác, tỷ lệ cát thô từ 33-34 %,sét vật lý từ 4-5 %, 

Sự thay đổi các cấp hạt trong đất cát phụ thuộc vào vị trí của chúng so với biển

  -   Tỷ trọng của đất cát là 2,6 - 2,7 (Tuyển tập Báo cáo Hội nghị Sinh viên Nghiên cứu Khoa học lần thứ 7 Đại học Đà Nẵng năm 2010

236 )

  -   Độ xốp khoảng 35-40 %

  -   Đất thường phản ứng chua đến ít chua PHkcl<5.0 ở tất cả các tầng đất

     Tính chất hoá học :

  Tính chất hoá học của đất cát biển phụ  thuộc vào  thành phần cơ giới của đất, phụ thuộc vào quá trình phong hoá, vào thảm thực vật tự nhiên ngoài ra còn phụ thuộc vào sự tác động của con người . Nhìn chung rất phức tạp

    - Hàm lượng chất hữu cơ ở các tầng đất nghèo (0,59-1.25 %) càng xuống tầng dưới càng giảm, đạm tổng số ở lớp đất mặt trung bình càng xuống sâu càng giảm.            

  - Lượng cation kiềm  trao đổi  thấp,  tỷ  số Ca++/Mg++ >1.0 chứng  tỏ  canxi  trao đổi chất kém hơn so với magie.

  -  Dung tích hấp thu (CEC) thấp : 3.05 meq/100g đất ở tầng mặt, chất hữu cơ phân giải mạnh (C/N<5).

  - Một số chất hữu cơ khác :  nitơ: 0.04-0.08, P205: 0,01-0,03,   mùn : 0,5- 2.6 %

  Qua đó cho thấy đất cát biển Quảng Trị từ hơi chua đến chua, mùn đạm nghèo, hàm lượng các chất hữu cơ đều thấp, đặc biệt là nghèo lân.

 Hệ thống phân vị đất cát biển

  - Cồn cát trắng vàng

  - Đất cát glây

  - Đất cát biển chua

     2.2.8.Một số loại đất khác.

    Ở vùng gò đồi giáp đồng bằng,đất được hình thành trên đá mẹ sa phiến thạch và phiến thạch sét,bị rửa trôi ,xói mòn mạnh.

    Đất sa phiến thạch ở Lao Bảo – Lìa được hình thành trên địa hình thấp trũng.

    Đất phiến thạch tím vàng granit phân bố ở các xã dọc quốc lộ 14 được phát triển trên phiến thạch biến chất,sa thạch.

   Đất mùn đỏ trên đá granit phân bố phía bắc đường 9 được hình thành trên macma axit,phiến thạch biến chất và đá vôi,độ phì thấp.

    2.3.Các tiềm năng của đất cát ven biển tỉnh Quảng Trị.

    2.3.1.Tiềm năng phát triển nông – lâm – ngư nghiệp.

   Thích hợp cho trồng các cây công nghiệp ngắn ngày như lạc, đậu, bông, các cây rau  cây màu, cây ăn quả, trồng cây gỗ như phi lao, bạch đàn tại các cồn cát ven biển…Còn tại những vùng chủ động được nguồn nước thì phát triển cây lúa.

   Đất cát ven biển Quảng Trị có khả năng nuôi trồng thủy sản:tôm,cá nước ngọt,nước lợ,nước mặn.

    2.3.2.Tiềm năng phát triển công nghiệp.

  Dải  đất  cát  ven  biển  thường  chứa  nhiều  titan  nên  có  thể  phát  triển  ngành  công nghiệp khai thác titan.Tuy nhiên,việc khai thác titan có thể gây ô nhiễm môi trường,các rừng phi lao chắn cát sẽ bị chặt hạ,gây thiếu nước do suy giảm nguồn nước ngầm,ảnh hưởng đến đời sống nhân dân trong vùng.

 Ngoài ra còn khai thác cát biển làm vật liệu xây dựng.

    2.3.3.Tiềm năng phát triển dich vụ,du lich sinh thái.

   Tận dụng các bãi cát,bãi biển đẹp để phát triển du lịch,nghĩ dưỡng.

Nếu tận dụng được hệ sinh thái rừng phòng hộ ven biển thì có thể giúp phát triển du lich sinh thái.

Chương 3.Hiện trạng và giải pháp khai thác tiềm năng đất cát ven biển tỉnh ở Quảng Trị.

    3.1.Hiện trạng sử dụng đất cát ven biển tỉnh Quảng Trị.

    3.1.1.Khái quát chung về quá trình cải tạo,sử dụng.

     Tỉnh Quảng Trị được thành lập vào năm 1831. Cuối thời kì thuộc Pháp, Quảng Trị là một trong 19 tỉnh, thành phố của Trung kì. Năm 1945, tỉnh Quảng Trị gồm 1 thị xã tỉnh lị và 6 huyện là: Cam Lộ, Gio Linh, Hải Lăng, Hướng Hóa, Triệu Phong, Vĩnh Linh. Tháng 5 năm 1958, dưới thời Mỹ ngụy các huyện được đổi thành quận và Quảng Trị  lúc đó gồm 7 quận: Cam Lộ, Gio Linh, Hải Lăng, Hướng Hóa, Triệu Phong, Ba Lòng và Trung Lương, tháng 6  năm 1965 lập thêm quận mới là Mai Linh, đến tháng 12-1967 sáp nhập quận Trung Lương vào quân Cam Lộ, tháng 4-1968 lập thêm quận Đông Hà.Tháng 6 năm 1976, Quảng Trị cùng với tỉnh Hòa Bình, khu vực Vĩnh Linh, tỉnh Thừa Thiên Huế sáp nhập thành tỉnh Bình Trị Thiên với 11 huyện. Đến 30 tháng 6 năm 1989, Quảng Trị được tái lập với 1 thị xã và 3 huyện là Bến Hải. Triệu Phong và Hướng Hóa.

    Trước năm 1975,đất cát ven biển chưa được khai thác nhiều,diện tích nhỏ,hiện tượng cát bay cát chảy lấn chiếm ruộng đồng,làng mạc đã làm mở rộng dần diện tích.

    Sau năm 1975,đất cát ở Quảng Trị đã được Đảng và nhà nước hợp tác với nước ngoài để trồng rừng phòng hộ ven biển,vì thế,khả năng mở rộng của đất cát giảm.Một số hợp tác xã đã có chủ trương trồng một số loại cây trồng trên cát như:khoai,sắn,ngô…và đã đưa lại một số hiệu quả nhất định.

       3.1.2.Hiện trạng sử dụng đất cát ven biển phục vụ phát triển nông nghiệp.

   Từ hiệu quả kinh tế mà đất cát ven biển đưa lại,các mô hình kinh tế trồng cây nông nghiệp,lâm nghiệp,nuôi trồng thủy sản đã và đang được nhân rộng,tuy nhiên còn tự phát.

    Diện tích trồng khoai lang liên tục tăng và ổn định.Khoai lang làm lương thực cho con người,đưa lại nguồn thức ăn cho gia súc,gia cầm,được trồng nhiều ở vùng Triệu Phong,Hải Lăng,được trồng xen giữa rừng tràm phòng hộ.

   Sắn có diện tích trồng ít hơn,năng suất cao nhưng trồng trên đất cát không thích hợp để làm thức ăn chăn nuôi. Sắn được trồng khá nhiều từ khi có nhà máy chế biến sắn được xây dựng và đưa vào hoạt động cuối năm 2009.

  Từ các dự án hợp tác với nước ngoài,rừng phòng hộ ven biển được trồng dọc ven biển,có khả năng bảo vệ và có tác dụng tích cực,chủ yếu là rừng tràm.Tỉa thưa loại rừng này đưa lại một lượng chất đốt đáng kể.

  Diện tích nuôi trồng thủy sản tăng nhưng không ổn định và chưa có tính định hướng.

    Diện tích nuôi tôm tăng, xã Triệu Lăng (huyện Triệu Phong) hiện có gần 280 hộ nuôi tôm trên diện tích 53 ha. Con số này vẫn tiếp tục tăng nhanh do lợi nhuận “bạc triệu” trong những mùa vụ vừa qua đã khiến hàng trăm hộ dân phát triển mô hình nuôi tôm một cách ồ ạt, tự phát, diện tích nuôi tôm trên toàn xã tăng với tốc độ chóng mặt. Theo thống kê của UBND xã, chỉ trong vòng chưa đầy 1 tháng qua trên địa bàn xã đã có thêm 50 hộ nuôi tôm, nâng tổng số hồ nuôi lên 150 hồ.

 

 Nuôi tôm sú trên vùng cát Hải Lăng.

  Nuôi tôm buộc phải chặt bỏ rừng phòng hộ,vì vậy làm ảnh hưởng đến nguồn nước ngầm.

   Dự án”Làng Sinh Thái” đã làm xuất hiện một số mô hình”Vườn - Ao - Chuồng” trên vùng đất cát hoang vu đã đưa lại hiệu quả.

     3.1.3. Hiện trạng sử dụng đất cát ven biển phục vụ phát triển công nghiệp.

   Cách đây hơn 10 năm, sau khi Đoàn Địa chất 406 thuộc Liên đoàn Địa chất Bắc Trung Bộ (trụ sở đóng tại TP Vinh, Nghệ An) hoàn thành công việc khảo sát và đánh giá trữ lượng quặng titan tại 3 tỉnh miền Trung (Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế) đã ở lại thôn Tân Thuận, xã Vĩnh Thái, huyện Vĩnh Linh - tỉnh Quảng Trị để cùng với Công ty cổ phần Khoáng sản Quảng Trị khai thác titan.

     Dự án khai thác titan được manh nha trước sự xôn xao của dư luận.Tuy nhiên,đây được xem là một bước ngoặt trong khai thác tài nguyên ở Quảng Trị,khi mà các tài nguyên ngủ quên dưới lòng đất.

    Ngày 21.5.2010, Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh Quảng Trị (QT) Nguyễn Đức Chính ký thông báo số 222, khẳng định "không thoả thuận cho các DN khai thác titan". Cũng trong ngày này, Phó Chủ tịch UBND tỉnh QT Nguyễn Quân Chính ký công văn số 1360, khẳng định "đồng ý chủ trương cho doanh nghiệp khai thác titan nhằm tận thu khoáng sản".Từ đó,khai thác titan đã diễn ra mạnh.Tuy nhiên,do khai thác không đi đôi với bảo vệ môi trường.Từ gần 15 năm nay, những cánh rừng phi lao vài chục năm đến trăm năm tuổi ở vùng cát ven biển các xã Vĩnh Thái (Vĩnh Linh), Trung Giang, Gio Mỹ (Gio Linh, tỉnh Quảng Trị) đã bị nạn khai thác titan đào xới, hủy diệt tan tành.

   Trơ lại giữa cát là hàng trăm thứ tạp chất độc hại thải ra từ các máy hút cát. Trong "cơn lốc đen" khốc liệt ấy, quá trình sa mạc hóa và cạn kiệt nguồn nước đã ảnh hưởng nghiêm trọng đời sống của người dân.

                              

Len lỏi bên những hàng phi lao là những cỗ máy khai thác titan.

 Ngoài ra cát còn được khai thác làm vật liệu xây dựng.



       3.1.4. Hiện trạng sử dụng đất cát ven biển phát triển dịch vụ,du lịch sinh thái.

      Ở Quảng Trị có một số bãi tắm trên nền đất cát trắng dọc ven biển.

         Bãi tắm Cửa Tùng được mệnh danh là “Nữ Hoàng” của các bãi tắm.Đây là vùng bãi biển trải dài gần 1km nằm ở thôn An Đức, xã Vĩnh Quang, huyện Vĩnh Linh. Đây là một vịnh nhỏ ăn sâu vào chân dải đất đồi bazan chạy sát biển gọi là Bãi Lay. Kề sát phía Nam bãi biển là cửa của dòng sông Hiền Lương (hay còn gọi là sông Minh Lương, sông Bến Hải).Vùng bờ biển miền Trung là nơi thường xảy ra những trận gió to, sóng lớn, bão tố thất thường, nhưng Cửa Tùng lại là nơi hiền hòa, kín gió, tàu thuyền đánh cá của ngư dân có thể neo đậu an toàn.Ôm lấy bãi biển Cửa Tùng là dải đồi đất đỏ bazan với những dải đá kéo dài ăn sâu ra biển cùng với bãi cát mịn màng. Trên đồi là khu dân cư trù mật với những vườn cây như mít, chè, dứa, chuối, chôm chôm, mãng cầu…Biển Cửa Tùng có các loại hải sản nổi tiếng như mực, ruốc (khuyết), tôm hùm, cá thu…

           

“Nữ hoàng của các bãi tắm”.

        Bãi tắm Cửa Việt cách thị xã Đông Hà 15km về phía Đông Nam, đây là bãi tắm có diện tích rộng gần cảng lớn, nước sạch, bãi cát thoai thoải dài theo những rặng dương xanh ven biển.

         Bãi biển Mỹ Thủy thuộc xã Hải An, huyện Hải Lăng cách thị trấn Hải Lăng 18km về phía Đông, cách thị xã Quảng Trị 26km về phía Đông Nam, cách thành phố Huế 50km về phía Đông Bắc.Đây là bãi biển có bãi cát trắng dài, phẳng mịn và sạch, mang trong mình đầy vẻ nguyên sơ về duyên dáng kỳ lạ. Môi trường ở đây khá lý tưởng. Nơi đây hàng năm vào mùa hè đã thu hút được lượng khách tắm biển khá đông có lúc lên tới 2000 người. Đặc biệt từ năm 1999, bãi biển Thuận An ở Huế bị lũ lụt làm hư hại thì bãi biển Mỹ Thủy là nơi hấp dẫn khách du lịch từ thành phố Huế ra nghỉ ngơi, tắm biển tại nơi này.

   Ngoài ra,còn có nhiều bãi tắm nhỏ khác .

Du lịch sinh thái trên vùng đất cát vẫn chưa được khai thác nhưng rừng tràm phòng hộ rất có tiềm năng.

      3.1.5.Những tồn tại cần khắc phục.

   -Khắc phục hiện tượng phá rừng phòng hộ để nuôi trồng thủy sản không có quy hoạch.

  -Khắc phục hiện tượng khai thác titan gây ảnh hưởng đến môi trường

 -Khắc phục hiện tượng cát bay,cát chảy lấn chiếm ruộng đồng,làng mạc.

- Khắc phục hiện tượng ô nhiễm môi trường ở các bãi tắm.


         3.2.Những giải pháp khai thác hiệu quả đất cát ven biển ở tỉnh Quảng Trị.

    Các quan điểm khai thác và sử dụng nhóm đất cát biển

  - Đất cát biển  là  loại đất nghèo dinh dưỡng  lại dễ bị  thoái hóa rửa  trôi vì vậy cần phải sử dụng hợp lý kết hợp bảo vệ đất 

  -  Tăng  cường  hệ  thống  thuỷ  lợi,  bê  tông  hoá  kênh mương  dẫn  nước  vào  đồng ruộng. đảm bảo nguồn nước tưới và tiêu nước cho cây trồng theo mùa

  - Muốn nâng cao hiệu quả sử dụng nhóm đất cát biển cần phải đặt nhiệm vụ nghiên cứu kĩ về đặc điểm, thành phần, tính chất của từng loại đất cụ thể. Nghiên cứu những giá trị của nó từ đó tìm ra những biện pháp sử dụng cao nhất.

      3.2.1.Giải pháp về chính sách nhà nước.

  Nhà nước cần đi đầu trong việc đề ra các chủ trương,chính sách để khai thác có hiệu quả vùng đất cát ven biển nói chung,tỉnh Quảng Trị nói riêng.Nhà nước đưa ra các định hướng để khai thác tài nguyên đất đúng cách.ví dụ:Giao thông phải đi trước một bước,xây dựng làng sinh thái với nhiều ưu đãi….

  Tuyên truyền người dân lên lập làng sinh thái trên đất cát.

     3.2.2.Giải pháp về khoa học kĩ thuật.

   Áp dụng các tiến bộ KHKT trong việc cải tạo và sử dụng đất cát ven biển.

   Tạo ra các giống cây trồng phù hợp với đất cát và khí hậu địa phương.

   Nhân giống có hiệu quả con giống tôm,cá để phục vụ nuôi trồng.

   Đầu tư xây dựng nhà máy có công nghệ hiện đại để khai thác titan không gây ảnh hưởng đến môi trường.

Đầu tư các loại hình dịch vụ hiện đại để phục vụ du lịch.

      3.2.3.Giải pháp về cơ sở hạ tầng.

   Xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng hoànthiện:Điện,đường sá,trường học,trạm y tế....

   Xây dựng hệ thống thủy lợi phục vụ tưới tiêu trong nông nghiệp và đời sống người dân.

  Xây dựng đập ngăn mặn ven biển.

        3.2.4.Giải pháp về môi trường sinh thái.

 Tăng cường trồng rừng phòng hộ ven biển.

 Cải tạo có hiệu quả đất nhiễm mặn,nhiễm phèn.

 Có biện pháp giảm mức độ ô nhiễm do hoạt động du lịch,khai thác mỏ gây ra.

       3.2.5.Giải pháp về giáo dục đào tạo.

  Tăng cường hoạt động nghiên cứu về cải tạo đất cát,hướng sử dụng tối ưu nhất.

 Tổ chức các hội thảo khoa học về đất cát ven biển.

 Ưu tiên các công trình nghiên cứu về đất cát ven biển.

        3.2.6.Những đề xuất chung Sử dụng hợp lý đất cát biển

    -  Xây dựng một cơ cấu cây trồng hợp lý 

    Cần phải căn cứ vào đặc điểm của nhóm đất cát biển và đặc điểm sinh thái cây trồng để xây dựng một cơ cấu cây trồng phù hợp trên từng loại đất nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế.

    Đối với vùng đất cát ven biển như  tại các cồn cát và các bãi cát nên  trồng các cây khác với các cây  trồng ở vùng đồng bằng đất cát nằm sâu  trong nội đồng để cây trồng đạt năng  suất  cao nhất  . Trong quá  trình  sử dụng nên phối hợp  linh hoạt mô hình nông lâm kết hợp để đạt nhiều hiệu quả cùng một lúc .

    -  Tận dụng diện tích đất cát biển để phát triển các ngành kinh tế khác 

    Hướng cải tạo đất cát biển

    - Phủ xanh đất trống đồi trọc tạo hệ sinh thái bền vững , hạn chế xói mòn lũ lụt bảo vệ tài nguyên đất trên toàn vùng

    -  Cần phải tăng cường đầu tư xây dựng các công trình thuỷ lợi

    - Cải tạo đất bằng cách tận dụng các phụ phẩm của trồng trọt như : thân rễ của các loại cây như lạc, ngô, đậu… để tăng lượng chất lượng hữu cơ trong đất vừa có tác dụng góp phần bảo vệ môi trường.

    - Bón vôi để cải  tạo độ chua  trong đất, bón bùn ao để  tăng  lượng mùn cho đất, cải tạo thành phần cơ giới của đất.

III.PHẦN KẾT LUẬN.

      1.Những vấn đề mà đề tài làm được.

- Đề tài đã nghiên cứu,tìm hiểu về:

+Đặc điểm,tính chất của đất cát ven biển ở tỉnh Quảng Trị.

+Đánh giá được tiềm năng đất cát ven biển tỉnh Quảng Trị.

+Đề ra được các giải pháp sử dụng đất cát ven biển tỉnh Quảng Trị.

+Đưa ra một số kiến nghị để sử dụng và bảo vệ đất cát ven biển tỉnh Quảng Trị.

 

 2.Hạn chế,thiếu sót của đề tài.

    Do kiến thức và thời gian còn hạn chế,dù đã có nhiều cố gắng nghiên cứu,tìm hiểu nhưng đề tài vẫn còn nhiều thiếu sót:

  -   Chưa đi sâu nghiên cứu lịch sử hình thành,quá trình phát triển đất ở Quảng Trị.

  -   Đề tài mang tính địa phương nên số liệu vẫn chưa đáng kể,chủ yếu mang tính khái quát.

  -  Chưa đi sâu nghiên cứu về sự bồi đắp,xói mòn,rửa trôi của đất.

   3.Hướng phát triển của đề tài.

Đề tài cần được quan tâm phát triển và ứng dụng sâu rộng vào thực tế.Nhà nước cần đầu tư vốn để đề tài được cụ thể hóa.

   Cần đầu tư cho giáo dục để nghiên cứu kĩ hơn về đất cát ven biển tỉnh Quảng Trị.

   4.Một số kiến nghị.

    Đào tạo đội ngũ cán bộ chuyên sâu về đất quản lý đất nắm rõ đặc điểm phân bố và hiện trạng sử dụng từng loại đất cụ thể. Hướng dẫn bà con các biện pháp cải tạo sử dụng hợp lý.

  -  Tỉnh cần phối hợp với các Sở khoa học và công nghệ, Sở nông nghiệp và nông thôn…xây dựng bản đồ đất theo tỷ lệ :1/10000, 1/25000 giúp cho công tác chỉ đạo sản xuất và thâm canh tăng vụ tốt hơn.

  -  Đối với nhóm đất  cát biển phải xây dựng được một bản đồ phân bố  rõ  ràng ở từng địa  điểm nắm vững giá trị của từng loại đất đó.

  -  Tỉnh cần đưa ra những biện pháp hỗ trợ kịp thời về giống cây trồng, cho vay vốn sản  xuất,  có  định  hướng  phát  triển  vùng  chuyên  canh  như  :  vùng  cây  ăn  quả,  cây  công nghiệp ngắn ngày, vùng chuyên canh rau dưa, hoa màu hay lúa trên đất cát biển và trên các loại đất khác . Một số diện tích đất cát thuận lợi cho nuôi trồng thủy sản phải sử dụng hợp lý tránh ô nhiễm môi trường, thoái hóa đất nhất là mô hình nuôi tôm trên cát.

  - Hình  thành các đoàn  thể để bà con nông dân có cơ hội  trao đổi kinh nghiệm và học  tập các mô hình sản xuất mang  lại hiệu quả kinh  tế để áp dụng  tại địa phương mình một cách phù hợp. 

  -  Các ngành kinh  tế khác  tiến hành  trên nhóm đất cát biển như công nghiệp khai thác cát  làm vật  liệu xây dựng  , công nghiệp khai  thác quặng  titan cần phải có biện pháp khai thác hợp lý.

  

  


 
*Danh mục tài liệu tham khảo.

 

 [1]  Đặng Duy Lợi (chủ biên ) (2005), Địa lý tự nhiên Việt Nam 1, NXB ĐHSP

[2]  Đậu Thị Hòa, Đề cương bài giảng Địa lý tự nhiên Việt Nam ( Khái quát)

[3]  Sở Khoa học và công nghệ tỉnh Hà Tĩnh và Hội đất Việt Nam (2000) “ Tài nguyên đất

Hà Tĩnh”,

[4]  Vũ Tự Lập (chủ biên ) (2007) , Địa lý tự nhiên VIệt Nam, NXB ĐHSP Hà Nội

[5]  Nguyễn Ngọc Lâm lớp 04CDL, ĐHSP Đà Nẵng, “Tìm hiểu đặc điểm cấu trúc dải cát ven biển Quảng Bình và ảnh hưởng của nó đến đời  sống  sản xuất và  sinh hoạt  của người dân”.