Lăng Cô-Thảo An Viên-Địa 2b k33

Lời nói đầu

    Môn địa lý tự nhiên là một khoa học nghiên cứu, giải thích và đưa ra các hiện tượng tự nhiên trên thế giới mang tính quy luật. Cac thành phần của lớp vỏ địa lý: Thạch quyển, thủy quyển, thổ nhưởng quyển, sinh quyển và khí quyển có mối quan hệ hữu cơ với nhau và có sự phân hóa theo không gian và thời gian. 

    Cổ nhân đã dạy: “ Học phải đi đôi với hành” lý luận phải gắn liền với thực tiển đời sống. Vì vậy muốn học tốt môn này thì không chỉ nghiên cứu qua lý thuyết mà cần phải khảo sát trên thực tế nhằm giúp cho sinh viên địa lý chúng ta một lần nửa khẳng định tính đúng đắn và chính xác giửa các bài học lý thuyết trên giảng đường để mở rộng tầm hiểu biết và tư duy sáng tạo.

    Đến với LĂNG CÔ- Một vịnh biển đẹp còn ẩn chứa nhiều tiềm năng du lịch, chúng ta sẽ được khám phá vẽ đẹp tự nhiên của tất cả các dạng địa hình và cảnh quan đặc trưng cho khu vực bắc trung bộ: Đồng bằng, núi, đầm phá, bải biển, sông suối, rừng nhiệt đới…Đây là khu vưc thuận lợi cho việc khảo sát và nghiên cứu để có cái nhìn toàn diện hơn về lớp vỏ địa lý tự nhiên. Đánh giá được tầm quan trọng đó, khoa địa lý -Trường đại học sư phạm Huế đã tổ chức cho lớp Địa 2B- khóa 33 thực hiện chuyến đi thực địa kéo dài một tuần từ ngày 17. 04. 2011 đến ngày 24. 04. 2011.

    Trong thời gian thực địa đoàn chúng tôi đã áp dụng nhiều phương pháp nghiên cứu theo tuyến và theo đặc điểm tả đã khảo sát 10 phẫu diện đất và 10 ô tiêu chuẩn thực vật cùng các thành phần tổng hợp tự nhiên của khu vực đại diện cho cảnh quan bao gồm: Nền địa chất, dạng địa hình, quá trình địa mạo, lớp phủ thổ nhưỡng, độ sâu mực nước ngầm và quần xã thực vật từ cồn cát ven biển qua đầm Lăng Cô đến vùng đồng bằng Hói Mít. Đây là cơ sở thực tiển cho chúng tôi phân vùng địa lý tự nhiên và xây dựng lát cắt địa lý tự nhiên tổng hợp nhằm thể hiện cấu trúc thẳng đứng và cấu trúc nằm ngang của khu vực Lăng Cô từ Đông sang Tây. Sự phân hóa phức tạp của cảnh quan với đặc trưng riêng về tự nhiên cho tháy Lăng Cô là một vùng có sự phân hóa đa dạng, phong phú tiêu biểu cho đồng bằng ven biển Miền Trung.

    Qua thời gian thực tế, chúng tôi đã chứng minh được sự phân hóa cảnh quan đến cảnh khu và cảnh diện. Để đạt được kết quả đó là nhờ sự hướng dẩn tận tình của thầy giáo TS. Lê Văn Ân và thầy giáo,Trưởng khoa, TS. Nguyển Hoàng Sơn, sự giúp đở của lãnh đạo UBND, nhân dân thị trấn Lăng Cô cùng với tinh thần học tập nghiêm túc, nhiệt tình, nổ lực cố gắng của sinh viên lớp Địa 2B.

   Mặc dù đã hết sức cố gắng nhưng đây là chuyến đi thực địa đầu tiên, kinh nghiệm lại ít nên bản báo cáo chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy nhóm rất mong được sự đóng góp của quý thầy cô và các bạn.

   Chúng tôi xinh chân thành cám ơn !

                                                                              Lăng Cô, ngày 23/ 04/ 2011

A.             PHẦN MỞ ĐẦU

 

I.        MỤC ĐÍCH YÊU CẦU

-        Nghiên cứu tổng thể ĐLTN bao gồm cấu trúc thẳng đứng và cấu trúc nằm ngang của khu vực Lăng Cô.

-        Thành lập lát cắt tổng hợp từ bải biển phía Đông thôn Loan Lý đến chân núi phía Tây xóm Hói Mít

II.  NHIỆM VỤ

-        Nghiên cứu cấu trúc thẳng đứng của cảnh quan.

-        Xây dựng lát cắt tự nhiên tổng hợp khu vực Lăng Cô (tỉ lệ ngang 1: 1000, tỉ lệ đứng 1: 1000) từ bải biển phía đông thôn Loan Lý đến chân núi phía tây xóm Hói Mít.

-        Viết báo cáo tổng hợp khu vực Lăng Cô.

-        Đề xuất các giải pháp phát triển bển vững  khu vực nghiên cứu.

III. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.

1.    Phương pháp nghiên cứu ngoài thực địa

a.     Tuyến nghiên cứu :

-Tuyến nghiên cứu cắt ngang qua các dạng địa hình tiêu biểu của khu vực Lăng Cô theo chiều Đông –Tây từ bãi biển phía Đông thôn Loan Lý đến chân núi phía Tây xóm Hói Mít.

b.  Địa điểm nghiên cứu:

- Bãi biển

- Sườn cồn cát

- Địa hình bồi tụ

- Địa hình mài mòn

- Đồng bằng chân núi

Trên các dạng địa hình này có sự phân hóa các kiểu thực vật một cáchđa dạng- là hình ảnh thu nhỏ của đồng bằng duyên hải ven biển.

b.    Phương pháp nghiên cứu:

Phương pháp nghiên cứu ngoài thực địa là phương pháp tối ưu được chọn để đạt được mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu.

Ù Cách tiến hành:

-        Đo vẽ địa hình.

-        Đào và nghiên cứu các phẩu diện địa hình cho từng yếu tố, từng kiểu địa hình

   + Tiến hành đào mô tã phẩu diện

   + Nghiên cứu độ kết von, độ glay, độ sâu.

   + Nghiên cứu các ô tiêu chuẩn thực vật điển hình.

   + Nghiên cứu khí hậu, thời tiết, thủy văn mực nược ngầm, độ ẩm.

   + Nghiên cứu địa chất, xác định các trầm tích, tuổi và nguồn gốc phát           sinh   

       + Thu thập số liệu, tìm hiểu đặc điểm khu vực Lăng Cô.

2.    Phương pháp trong  phòng:

a.     Thu thập số liệu.

Tham khảo số liệu và các bản báo cáo của anh chị sinh viên năm trước và nghe báo cáo của lãnh đạo địa phương.

b.    Xử lí số liệu.

Chỉnh lý số liệu ngoài thực địa, xác định các số liệu hợp lý và không hợp lý của hiện tượng tự nhiên.

c.     Vẽ bản đồ, lát cắt tự nhiên tổng hợp, viết báo cáo.

d.    Giải thích sự phân bố có quy luật của các yếu tố tự nhiên đó bằng các số liệu xây dựng lát cắt, viết báo cáo tổng hợp.

B.  PHẦN NỘI DUNG.

 

I.                KHÁI QUÁT CHUNG VỀ LĂNG CÔ.

   Có người cho rằng địa danh Lăng Cô là do người Pháp khi sang đô hộ nước ta đã đọc trại tên làng An Cư- vốn là làng chài nằm ở phía nam đầm Lăng Cô, củng có người cho rằng lúc trước ở Lăng Cô có nhiều cò nên được gọi là Làng Cò sau đó người dân địa phương đọc lại thành Lăng Cô.

   Lăng Cô có vị trí nằm giữa ba trung tâm bảo tồn di sản văn hóa thế giới là: Cố Đô Huế, phố cổ Hội An, khu thánh địa Mỹ Sơn với bán kính la 70Km. Lăng Cô nằm trên tuyến du lịch Bắc Nam cách thành phố Đà Nẵng 40Km và thành phố Huế 70Km

   Bãi biển Lăng Cô là một danh lam thắng canh thiên nhiên của tỉnh Thừa Thiên Huế  với bải cát trắng dài 10Km, bên cạnh đó là những cánh rừng nhiệt đới lá rộng lớn trên những dảy núi nhấp nhô, nằm giữa núi rưgnf và biển cã bao la là đầm Lăng Cô rộng trên 800 Ha. Lăng Cô được định hướng phát triển với cảng nước sâu, khu công nghiệp và thượng quốc tế Chân Mây. Đây là nơi tập trung nhiều tài nguyên du lịch phong phú như: Bờ biển đẹp, bãi cát mịn, đầm và hồ, núi đồi nằm ngay bên đèo Hải Vân, gần rưng nguyên sinh Bạch Mã và các di tích lịch sử.

II.             ĐẶC ĐIỂM ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN

1.    Vị trí địa lý

Lăng Cô thuộc phần nam của tỉnh Thừa Thiên Huế cách trung tâm thành phố 70Km, lãnh thổ có diện tích 105,50 Ha nằm giữa 2 đèo phú gia và đèo Hải Vân.

-        Phía Bắc giáp đèo phú gia thuộc xã Lộc Tiến( Phú Lộc- Huế )

-        Phía Nam giáp phường Hòa Hiệp ( Quận Liên Chiểu- tp Đà Nẵng)

-        Phía Tây giáp núi Bạch Mã thuộc dãy Trường Sơn đồ sộ.

-        Phía Đông giáp biển Đông.

  Tổng chiều dài đường bờ biển là 24km. Trong đó 10km đường bờ biển với bãi cát trắng mịn dùng làm bãi tắm du lịch, có đường sắt Bắc-Nam dài 27km, đường quốc lộ 1A dài 22km.

  Thị trấn Lăng Cô có khoảng 70% diện tích đất rừng, độ che phủ 40% (2005), là điều kiện thuận lợi cho vùng phát triển kinh tế nông-lâm kết hợp, du lịch sinh thái đặc biệt nằm gần bán đảo Sơn Trà có kiểu địa hình Tombolo rất đẹp làm khu nghỉ mát thu hút khách du lịch trong và ngoài nước.

2.    Khí hậu:

      Dưới tác động của vị trí địa lý cùng với yếu tố địa hìnhlamf cho khí hậu Lăng Cô mang tính nhiệt đới ẩm gió mùa, đặc biệt có bức chắn Bạch Mã với đèo Hải Vân là giới hạn kết thúc tác động gió mùa Đông Bắc (160B) kết hợp với diện tích đầm phá lớn nên khí hậu Lăng Cô điều hòa hơn so với thành phố Huế. Trong năm có 2 mùa chính:

+ Mùa đông: Từ tháng 9 đến tháng 12 âm lịch. Dầu đông thường có mưa lớn và bão, gió xoáy còn cuối đông thi se lạnh.

+ Mùa hè: Từ tháng 1 đến tháng 8 âm lịch. Thời tiết rất nóng và thường có mưa giông, gió Tây Nam thổi mạnh.

   Nhiệt độ trung bình năm 25,20C, tháng nóng nhất là tháng 6 và tháng 7 với nhiệt độ 41,30C, tháng lạnh nhất là tháng 12 với nhiệt độ là 8,80C.

  Lượng mưa trung bình năm là 3368mm/năm, tháng mưa lớn nhất là tháng 10, số ngày mưa trung bình là 156 ngày/năm.

3.     Thủy triều:

-        Có chế độ bán nhật triều.

-        Mực nước triều bình quân là 0cm, cực đại là 126cm, cực tiểu là -72cm, thủy triều cao nhất ứng với tần suất 1% là 143cm.

4.    Thủy văn,

Có đầm lớn là đầm Lăng Cô thong với biển Đông xung quanh đầm có một số con suối tập trung nước theo các lưu vực núi Phú Gia- cồn cát ven biển và rạch để thoát nước cho khu vực trong mùa mưa.

5.    Thổ nhưỡng. 

Thổ nhưỡng có sự phân hóa từ Đông sang Tây

-        Vùng ven biển là đất cát mịn thích hợp với các loại cây tiên phong trên cát. Đặc biệt trong cát có chứa nhiều titan là loại khoáng sản quan trọng mà hiện nay nhà nước đang có dự án khai thác nguồn khoáng sản này.

-        Vùng ven biển đất có độ mặn cao hơn nên có thể trồng các loại cây chịu mặn như Mắm, Sú…vv.

-        Vùng chân núi có đất phù sa do sông đầm bồi đắp tương đối màu mỡ là điều kiện thuận lợi để trồng cây lương thực và hoa màu.

6.   Sinh vật

   Phía Đông phổ biến là cây tiên phong trên cát như Muối Bể, rau Muống Biển, Dứa Dại, cỏ Lông Chông , cây Gió Biển… lên đến đỉnh và sườn Tây cồn cát bắt đầu sự xuất hiện của các cây thân gổ như Phi Lao,Bạch Đàn, Keo lá tràm… động vật củng phong phú hơn bởi các loại côn trùng ( Kiến, Mối…) và bò sát như ( Tắc Kè, Thằn Lằn…). Đáng chú ý là vùng biển có nhiều hải sản quý có giá trị kinh tế củng như du lịch sinh thái như: San Hô,Hải Sâm, tôm, cá, mực, ngọc trai…vv.

   Đầm Lăng Cô ở giửa với điều kiện địa hình đồi núi đặc trưng chủ yếu là các sinh vật thủy sinh và một số loài thích hợp với nước lợ như: Cói, Mắm, Sú…

   Phía Tây có điều kiện thuận lợi hơn nên phát triển phong phú các loài động thực vật từ các loài cây cỏ như cỏ đắng, rau răm dại… đến các loại cây hoa màu như lúa, lạc, khoai… và các loại cây rừng như cây Mua, cây Me rừng… Động vật có các loại bò sát, côn trùng, có các loài chim và thú, nhất là đi sâu vào trong rừng có các loại thú quý hiếm và các cây gổ có giá trị như: Lim, Chỉ, Sến…

 III . ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ - XÃ HỘI

1.    Dân cư và lao động:

Thị trấn Lăng Cô có số dân là 11947 người , mật độ 113 người/ Km2 sống trên 9 thôn có:

-        7 thôn thuộc quốc lộ 1A

+ Thôn Lập An

+ Thôn Loan Lý

+ Thôn An Cư I

+ Thôn An Cư II

+ Thôn Hải Vân

+ Thôn Đồng Dương

-        2 Thôn miền núi

+ Thôn Hói Dừa

+ Thôn Hói Mít

-Là 2 thôn có dân cư thưa thớt và nghèo nhất thị trấn

-Tỷ lệ gia tăng tự nhiên của thị trấn là 1.75%

- Tỷ suất sinh là 18,53%, mổi năm có khoảng 250 đến 300 trẻ em được sinh ra đời.

- Dân cư tập trung chủ yếu trong các nghành ngư nghiệp, du lịch thương mại và một phần trong ngành nông nghiệp.

2. Kinh tế

a. Mô hình kinh tế

Dựa vào đặc điểm tự nhiên và dân cư mà cơ cấu kinh tế Lăng Cô tập trung vào nhửng ngành sau:

-        Du lịch- dịch vụ- thương mại 70%

-        Ngư nghiệp 20%

-        Nông lâm kết hợp 10%

b.    Tình hình phát triển kinh tế

·  Dịch vụ- du lịch- thương mại:

-        Du lịch là ngành kinh tế mủi nhọn của thị trấn Lăng Cô.

-        Hệ thống khách sạn, nhà hàng ở đây ngày càng phát triển. Cùng với việc khai thông hầm đường bộ Hải Vân năm 2005, Lăng Cô đã và đang trở thành khu du lịch lý tưởng, tạo thành nột cụm du lịch Lăng Cô- Bạch Mã- Cảnh Dương- Bắc Hải Vân, là một trong bốn trọng điểm du lịch quốc gia. Bãi biển Lăng Cô đang là nơi thu hút khách du lịch đến nghỉ dưởng, tắm biển, và thưởng thức nhửng món ăn đặc sản từ biển.

-        Ngoài ra, Lăng Cô còn nhiều điểm du lịch dã ngoại hấp dẩn du khách như: suối Mơ, Đá Bàn, khe Lý Thương, suối Hói Cam, Hói Dừa…

·  Ngư nghiệp:

-        Thị trấn rất phát triển nghành ngư nghiệp ( nuôi trồng và đánh bắt hải sản) do có diện tích đầm phá lớn và đầm ăn thôn gra biển ( diện tích đầm là 1650 ha)

-        Nghề đánh bắt thủy sản tương đối phát triển cả về quy mô sản lượng lẩn phương tiện đánh bắt, hiện thị trấn có khoảng 150 thuyền đánh cá.

-         Đi đôi với việc đánh bắt và khai thác thì việc nuôi trồng thủy sản rất phát triển như nuôi vẹm biển, tôm hùm, trai lấy ngọc, bào ngư, cá múi, hàu… đặc biệt là nuôi nhửng loại có giá trị kinh tế cao cho người dân như tôm bông với giá trị trung bình45 nghìn đồng/ con.

·  Nông lâm nghiệp

- Tổng diện tích đất thị trấn Lăng Cô 105,50 Km2

- Diện tích đất nông nghiệp của thị trấn là 121 Ha trong đó đất trồng lúa là 104 Ha cho năng suất 29,5 tạ/ Ha

- Do quá trình đô thị hóa và điều kiện tự nhiên không thuận lợi nên hiện nay diện tích đất nông nghiệp bị thu hẹp xuống còn  42,5 Ha

- Nghành lâm nghiệp chỉ phát triển nghành trồng rừng phòng hộ.

3. Văn hóa - y tế - giáo dục – an ninh quốc phòng

   a. Văn hóa

   -Thị trấn Lăng Cô đứng đầu toàn huyện về văn hóa thế dục thể thao 9 thôn của đơn vị đều được công nhận là thôn văn hóa, 100% gia đình đều có tivi, trung bình cứ 3 hộ có 1 điện thoại.

   - Năm 2007 tuyến giao thông của Lăng Cô được nối liền ( thôn Hói Mít và Hói Dừa) dài khoảng 17 Km chạy ven theo đầm Lăng Cô.

   b. Y tế

  Trên địa bàn thị trấn có một trạm y tế, 1 trường THCS và một trường mầm non phục vụ nhu cầu khám chửa bệnh và học tập cho nhân dân và con em địa phương.

c.      Giáo dục

-        Hiện thị trấn có một trường cấp I ( gồm 9 phân hệu trải đều cho các thôn) 1 trường cấp II ( gồm 650 học sinh), chưa có trường cấp III.

-        Sắp tới huyện sẽ khởi công xây dựng một trường Mầm Non đạt chuẩn quốc gia.

-         Huyện đang thực hiện chương trình khuyến học cho học sinh nghèo vượt khó.

d.    Chính sách xã  hội

-        Lăng Cô đi đầu toàn huyện trong việc giamtr tỷ lệ đói nghèo ( còn 2,17%) và hoàn thiện việc xóa nhà tạm bợ  cho các hộ nghèo trong năm 2008

-         Huyện có kế hoạch mổi doanh nghiệp gắn với một địa chỉ.

e.     An ninh quốc phòng

-        Thị trấn luôn giử vững được an ninh quốc phòng trật tự tôn giáo

-        Năm 2004 Lăng Cô đứng đầu huyện về số người chết và tai nạn giao thông nhưng đến 2005 – 2006 số người chết do tai nạn giao thông trên địa bàn thị trấn giảm đến 80%.

IV ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN 

1.    Du lịch dịch vụ thương mại

-        Đầu tư xây dựng Lăng Cô thành điểm du lịch nổi tiếng miền trung và của cả nước .

-        Phấn đấu đến năm 2010 tỷ lệ lao động trong nghành này đạt 80%.

-        Định hướng mở ra khu du lịch sinh thái : du lịch trên đầm, hoàn thiện tuyến du lịch Sơn Trà – Bải Chuối – Hải Vân.

-         Huyện đang có kế hoạch mở một con đường vào suối Mơ trở thành điểm du lịch có tầm cơt trong tương lai.

2.    Ngư nghiệp

-        Phát triển nông nghiệp thủy hải sản kết hợp với du lịch.

-         Xây dựng làng chài từ đó phát triển các sản phẩm đặc trưng Lăng Cô nhằm cung cấp cho các nhà du lịch. Đặc biệt thị trấn có kế hoạch xây dựng một thương hiệu nước mắm Lăng Cô có chất lượng tương đương với nước mắm Phú Quốc.

3.    Nông nghiệp

-        Chuyển dời mô hình trồng tiêu cây bản địa. Vùng có điều kiện trồng rau màu sang mô hình trồng rau xanh, rau sạch cho du lịch.

4.    Văn  hóa – xã hội, an ninh – quốc phòng, y tế

-        Xây dựng thị trấn Lăng Cô nằm trong khu kinh tế Chân Mây trở thành khu kinh tế trọng điểm.

-        Xây dựng tổ dân phố văn hóa.

-        Xây dựng trạm y tế, chuyển trạm thành phòng khám đa khoa khu vực.

-        Tăng cường y bác sĩ về địa phương.

-        Văn hóa thông tin thể dục thể thao:

+ Phát triển mạng lưới truyền thanh và hệ thống truyền thanh.

+ Xây dựng khu văn hóa, khu vui chơi trẻ em, khu dương lão.

-        An ninh quốc phòng

-        Tăng cường biện pháp an ninh quốc phòng.

V. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỰC ĐỊA

Qua quá trình nghiên cứu dưới tác động của quy luật tự nhiên phân hóa cụ thể khu vực nghiên cứu thành 2 cảnh quan:

·  Cảnh quan A: Đồng bằng chân núi Hói Mít

·  Cảnh quan B: Đồi núi thấp Tây Hói Mít